CHÌA KHÓA ĐỂ CÁC STARTUPS CHUYỂN ĐỔI SỐ CÓ THỂ CHINH PHỤC ĐƯỢC NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG
Trong bối cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ngày càng sôi động, các nhà đầu tư và startup không ngừng tìm kiếm sự kết nối nhằm khai thác tiềm năng và vượt qua những thách thức của thị trường. Các startup ngày nay đối mặt với câu hỏi: Làm thế nào để trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư? Chị Kimmy Dang - Director tại ITI Fund, anh Trung Nguyễn - Founder tại TagEdu và anh Đỗ Hữu Tân - Founder tại Magix, startups với kinh nghiệm trong việc kêu gọi vốn đầu tư từ nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư và nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước đã cùng nhau trao đổi tại Panel Discussion: What makes startups attractive to investors?”
Vai Trò Của Founder và Co-Founder trong quá trình vận hành và kêu gọi vốn
Khi được hỏi về tiêu chí lựa chọn startups để đầu tư, Chị Kimmy Dang đã chia sẻ rằng Người sáng lập (founder) thường được xem là yếu tố cốt lõi nhưng đây không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến quyết định đầu tư. Với thị trường Việt Nam hiện nay, ITI Fund và các nhà đầu tư ở các quỹ lớn thường ưu tiên những startup có đội ngũ co-founder để có thể cùng nhau bổ trợ những kỹ năng cần thiết.
Chị cũng nhấn mạnh thêm, ở các nhà khởi nghiệp chuyên về công nghệ thường rất đam mê phát triển sản phẩm nhưng có thể gặp khó khăn trong việc truyền tải ý tưởng hoặc quản lý kinh doanh. Lúc này, một co-founder có thế mạnh về kinh doanh, bán hàng sẽ là sự bổ trợ lý tưởng. Một trường hợp khác, một nhà sáng lập chuyên về R&D phát triển được sản phẩm, nhưng vẫn sẽ cần có một nhân sự về huy động vốn. Nhà sáng lập là yếu tố cốt lõi nhưng không phải là yếu tố quyết định, khi nói về quyết định đầu tư ở góc độ quỹ ITI Fund và các quỹ đầu tư ở later stage.
Sự Khác Biệt Trong Tiêu Chí Đầu Tư Qua Các Giai Đoạn
Chị Kimmy chia sẻ thêm, các nhà đầu tư chú trọng đến founder với các điểm tỷ trọng cao hơn nhiều so với các yếu tố khác; tuy nhiên vẫn sẽ quan tâm đến tính đổi mới sáng tạo. Thông thường, một số nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào ý tưởng hoặc sản phẩm thử nghiệm (MVP) vì họ tin rằng giải pháp đó có khả năng thay đổi cấu trúc ngành hoặc tạo ra bước ngoặt lớn trên thị trường.
Ngoài ra, đối với mô hình kinh doanh của startups làm thay đổi được cấu trúc ngành sẽ có khả năng thiết lập được thị trường mới. Và với các startups ở giai đoạn later stage khi đã có MVP, các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến khả năng tăng trưởng và khả năng này được đo lường bằng %. Để dự án có được khả năng tăng trưởng tốt phải chứng minh bằng độ lớn thị trường. Song song với đội ngũ sáng lập, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến độ lớn của thị trường và giải pháp này khi vào thị trường có lợi thế cạnh tranh rõ rệt trước các đối thủ hiện tại. Độ lớn của thị trường và dư địa phát triển là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư đánh giá tiềm năng mở rộng của startup. Theo chị Kimmy, nhìn chung sẽ có 3 yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm: sản phẩm, đội ngũ sáng lập, thị trường; tùy thuộc vào giai đoạn của startups và chiến lược đầu tư của quỹ sẽ có sự cân chỉnh tỷ trọng này trong quyết định đầu tư.
Hành trình kêu gọi vốn đầu tư của các startups
Với kinh nghiệm kêu gọi vốn từ quỹ đầu tư, nhà đầu tư thiên thần và nguồn vốn nhà nước, anh Tân chia sẻ: Nhà đầu tư thiên thần thường chấp nhận hầu hết các rủi ro của dự án với nguồn vốn đầu tư thấp. Tuy nhiên, họ có thể mang đến sự hỗ trợ đáng kể thông qua tài chính, mối quan hệ hoặc kết nối khách hàng. Trong quá trình gọi vốn, anh Tân đã chuẩn bị kỹ lưỡng các báo cáo như báo cáo tài chính, báo cáo thuế, đồng thời xác định các vấn đề của dự án để điều chỉnh phù hợp. Anh cũng tận dụng cơ hội để trình bày, giải thích và chia sẻ nguyện vọng của dự án với nhà đầu tư. Không chỉ có đam mê và nhiệt huyết, anh Tân luôn kiên trì cải tiến và hoàn thiện dự án qua từng lần thất bại, tạo tiền đề để nhận được nguồn vốn hỗ trợ.
Về phía dự án TagEdu, anh Trung bổ sung: Trong các buổi gặp gỡ với quỹ đầu tư và nhà đầu tư, việc thể hiện tâm huyết và niềm tin với dự án là yếu tố quan trọng, bên cạnh nhiều khía cạnh khác cần được quan tâm. Anh đã chủ động tìm hiểu các vấn đề của dự án, điều chỉnh mô hình kinh doanh, và nắm bắt khẩu vị đầu tư của các quỹ. Thông qua việc tham gia các sự kiện và chương trình khởi nghiệp, anh không ngừng mở rộng tầm nhìn, thay đổi định hướng, xây dựng phần mềm và mang sản phẩm đi pitching. Nhờ đó, anh đã gọi vốn thành công từ 3 nhà đầu tư thiên thần. Trong quá trình hợp tác, anh duy trì việc gửi báo cáo hàng tháng qua email và tổ chức họp định kỳ 3 tháng/lần để cập nhật tình hình công ty, đồng thời nhận được lời khuyên quý giá từ các nhà đầu tư cho hoạt động vận hành.
Startup không chỉ là câu chuyện về ý tưởng, mà còn là hành trình chứng minh khả năng biến ý tưởng thành hiện thực.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển, việc hiểu rõ nhu cầu của nhà đầu tư sẽ giúp startup tận dụng tối đa cơ hội để phát triển và mở rộng. Đến với phần Hỏi Đáp với khán giả tham gia, câu hỏi được đặt ra nếu như đội ngũ không có nhân sự về công nghệ thì làm thế nào để có thể vẫn áp dụng được công nghệ và có sự đổi mới sáng tạo trong dự án khởi nghiệp?
Anh Trung cũng chia sẻ rằng: Nhiều startup thường gặp thách thức trong việc xây dựng đội ngũ sáng lập phù hợp. Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các dự án, yếu tố công nghệ đóng vai trò then chốt, điều này đòi hỏi sự tham gia của nhân sự có chuyên môn sâu về công nghệ để cùng đồng hành và phát triển các sản phẩm bền vững, thực tiễn. Quy trình này không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí vận hành mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài và xây dựng được sản phẩm theo đúng tầm nhìn đặc ra.
Anh Tân đã nhấn mạnh thêm: Một doanh nghiệp thường cần phải tập trung vào bốn yếu tố cốt lõi: công nghệ, tài chính, vận hành và nhân sự. Thường mỗi người chỉ có thể giỏi ở 2 trên 4 khía cạnh, nên tìm kiếm thêm những đồng đội có thể bổ trợ cho các điểm yếu sẽ là một lợi thế quan trọng.
Cơ hội cho các Startup có thể rút ngắn quá trình chuẩn bị để sẵn sàng tiếp cận nhà đầu tư
Chương trình ươm tạo dự án khởi nghiệp đợt 2 năm 2024 trở lại với sự đồng hành của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Youth Co:lab Vietnam để mang đến nhiều nguồn lực tài chính hỗ trợ cho các dự án được tuyển chọn. Chủ đề mùa 2 tập trung vào chủ đề "Chuyển đổi số hướng đến phát triển bền vững”. Chương trình hướng đến mục tiêu giúp các dự án ươm tạo nghiên cứu và phát triển sản phẩm/dịch vụ sáng tạo được thử nghiệm thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và xây dựng
Chương trình mang đến hệ sinh thái toàn diện, giúp các startup phát triển mạnh mẽ với sự đồng hành sát sao của đội ngũ cố vấn chuyên môn và Startup Growth Associate. Bên cạnh được trang bị những kiến thức thiết yếu cho hành trình khởi nghiệp thông qua các hoạt động đa dạng như Founder Talk, Launching Service, Office Hours; các dự án còn có cơ hội nhận được khoản tài trợ lên đến 30 triệu đồng từ Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Đặc biệt, môi trường ươm tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, nơi các startup làm việc trong một cộng đồng sáng tạo, năng động với mạng lưới hơn 6.000 thành viên gồm giảng viên, chuyên gia, cố vấn, cựu sinh viên và sinh viên yêu thích đổi mới sáng tạo, cùng 70+ đối tác trong nước và quốc tế. Đây chính là môi trường lý tưởng để startup học hỏi, mở rộng hợp tác và phát triển trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Hạn chót đăng ký tham gia chương trình: 23h59’ - 29/11/2024
Thông tin liên hệ:
Email: uii.incubator@ueh.edu.vn
Hotline: 077 969 1010
Địa chỉ: 232/6 Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Tầng 15, Tòa nhà B1, 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP. Hồ Chí MinhUII – Where every idea has a story!
UII - Where every idea has a story!
Contact us
© 2024 UII