FaraClass

Sáng tạo ra những sản phẩm dạy học ứng dụng thân thiện với học sinh, giúp cho các bạn có thể dễ dàng học hỏi những công nghệ mới và sau đó các bạn có thể tự tay mình lắp ráp tại gia đình mình. Chúng tôi muốn thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về giáo dục, rằng điểm cuối của học hỏi là ứng dụng, không phải thi cử,  chúng tôi hướng đến một thế hệ học sinh Việt Nam có thể tiếp thu nhanh những tinh hoa công nghệ của thế giới và thông qua sự trợ giúp của những sản phẩm này mà có thể ngay lập tức biến ý tưởng của các em thành hiện thực.

I. Câu chuyện của đội ngũ sáng lập

FaraClass được thành lập vào năm 2020, là một dự án khởi nghiệp sinh viên gồm các thành viên đến từ trường Đại học Bách Khoa ( BK )  và trường Đại học Kinh Tế TPHCM ( UEH ). Chúng tôi là một nhóm các sinh viên có cùng chung chí hướng là tạo ra một sản phẩm mang tính đột phá, đưa việc dạy Tin học tại Việt Nam lên một tầm cao mới. Câu chuyện đều bắt đầu từ chuyện chán ghét với môn Tin học lớp 11 quá nhàm chán và cũ kỹ không thực tế, chúng tôi muốn sự đổi mới trong cách suy nghĩ về các môn học tại trường học, môn Tin học nói riêng và STEAM nói chung.

  • Làm sao để các bạn học sinh có được sự thích thú sáng tạo chứ không phải là đánh đố thi cử ?
  • Làm sao để phụ huynh có thể thấy được sự thích thú của các con, làm sao để phụ huynh có thể thấy ngay được thành quả sáng tạo của các con ?
  • Làm sao để các con có thể làm việc nhóm từ xa, làm sao các con có thể ứng dụng ngay tại nhà mình những kiến thức đã học ?

II. Các giai đoạn phát triển

  • Tháng 7/2018 : FaraClass bắt đầu với cái tên Blocky Education. Đạt giải Nhì cuộc thi Bách Khoa Innovation 2018.
  • Tháng 4 / 2019: Bắt đầu tham gia chương trình ươm tạo tại Viện Đổi mới sáng tạo ( UEH – UII )
  • Tháng 5 / 2019 : Giải Nhì cuộc thi Business Idea 2019
  • Tháng 7 / 2019 : Bắt đầu nâng cấp sản phẩm lên V2.0
  • Tháng 10/2019 : Giải Nhất cuộc thi “Dynamic – Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai” năm 2019

III. Giới thiệu sản phẩm FaraClass

“FaraClass Internet of Things là sản phẩm thực hành ứng dụng Internet of Things giúp các bạn học sinh có thể làm được những ứng dụng điều khiển tự động, nhà thông minh.”

Phần cứng : Đây là bộ điều khiển và những module chức năng giúp cho học sinh có thể tuỳ biến dự án theo ý tưởng của mình. 

Giao diện sử dụng:  “CodeLAB là WebApp chạy trực tiếp trên trình duyệt Chrome, đây là giao diện lập trình kéo thả các khối lập trình tương thích với Scratch giúp các bạn có thể dễ dàng thử nghiệm ý tưởng của mình mà không cần phải viết code.”

 Giao diện CodeLAB giúp cho giáo viên có thể dễ dàng chia học sinh thành từng nhóm nhỏ khác nhau.  Với từng nhóm (Group), học sinh có thể điều khiển tất cả các bộ điều khiển của nhóm đó.

Tính năng Interactive Programming : học sinh có thể thấy chính xác các khối lập trình đang được chạy như thế nào, kết quả của từng khối như thế nào, điều này giúp cho học sinh có thể dễ dàng hình dung được logic lập trình của mình.

Tính năng Collaborating :  CodeLAB có khả năng đồng bộ trên nhiều máy tính, giúp cho giáo viên và các bạn học sinh có thể cùng nhau kéo thả các khối từ xa, từ đó, giáo viên có thể dạy học trực tuyến trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Tính năng Reviewing: CodeLAB lưu lại toàn bộ quá trình kéo thả các khối của học sinh và có thể trở lại bất cứ thời điểm nào bằng thanh kéo màu xanh. Điều này giúp cho giáo viên có thể đánh giá được quá trình học hỏi và tìm tòi của học sinh.

Tính năng Blynk : Tất cả các bộ điều khiển đều được kết nối với nhau thông qua WiFi và có thể điều khiển lẫn nhau và thông qua ứng dụng Blynk. Các bạn có thể sử dụng trực tiếp các khối Blynk để tạo ra giao diện điều khiển của dự án và chỉ cần quét mã QR là có thể bắt đầu điều khiển được rồi !

Tính năng State : Toàn bộ các bộ điều khiển được kết nối với nhau bằng những khối State , khi một State được kích hoạt, các bộ điều khiển nào đang lắng nghe State đó cũng sẽ được kích hoạt theo. Điều này giúp cho nhiều nhóm riêng lẻ có thể chia sẻ dữ liệu và điều khiển lẫn nhau.

Tính năng Network : Các bộ điều khiển có thể tương tác trực tiếp với các ứng dụng khác như là If This Then That ( IFTTT ), cập nhật trang tính trên Google Sheet, ghi dữ liệu lên Google Drive ….

IV. Nguồn lực của dự án

1. Vườn ươm UII

  • Hỗ trợ chỗ làm việc miễn phí tại Viện Đổi mới sáng tạo UEH cho tối đa 4 thành viên chính thức trong vòng 12 tháng ươm tạo;
  • Hỗ trợ không gian làm việc, họp nhóm, gặp gỡ đối tác, khách hàng;
  • Tham gia miễn phí các chương trình đào tạo, tập huấn và sự kiện do Viện Đổi mới sáng tạo UEH tổ chức.

2. Đội ngũ nhân sự

Đội ngũ nhân sự là những bạn sinh viên đến từ các trường đại học tại TPHCM đã và đang tham gia những hoạt động khởi nghiệp của thành phố. Các bạn tuy chưa có đủ kinh nghiệm chuyên ngành nhưng luôn chăm chỉ tìm tòi, hỏi và áp dụng những kiến thức mới. Luôn mong muốn được học hỏi và nhận được những lời góp ý, chỉ dẫn của những anh chị đi trước.

3. Đối tác

  • Blocky Education , Science Box

V. Dự án đang tìm kiếm

  • Mong muốn được đầu tư, triển khai thử nghiệm và hợp tác phát triển.

_____________

Thông tin liên hệ chi tiết

Website: https://learn.faraclass.com

Hotline:  0967904707

Email:  curly.saigonese@gmail.com

Địa chỉ: 749/37 Huỳnh Tấn Phát, Q7, TPHCM

FaraClass – Simplified IoT for Education